Triệu chứng mọc răng khôn bạn phải đối mặt

Nhổ răng khôn giá bao nhiêu? Có rất nhiều người cả đời không hề biết đến sự hiện diện của răng khôn nhưng có một số lại phải chịu rất nhiều đau đớn từ việc răng khôn mọc. Thồng thường răng khôn chỉ mọc sau khi 28 chiếc răng kia đã mọc hoàn chỉnh, chính vì vậy nên khi mọc không đúng hướng, răng khôn dễ gây ảnh hưởng đến các răng còn lại.

Triệu chứng mọc răng khôn bạn phải đối mặt

Những ai đã từng trải qua cảm giác mọc răng nhất là mọc lệch mới thấy có răng khôn khổ sở đến nhường nào. Đau nhức kéo đến triền miên, cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn và ăn uống thôi mà thấy khó khăn không ít.

Răng khôn thực chất chính là chiếc răng hàm số 8, răng này nằm ở vị trí trong cùng cung hàm và thường mọc rất muộn khi một người đã bước vào độ tuổi trưởng thành (17-25). 


Trong nhiều trường hợp răng số 8 có thể còn mọc muộn hơn nữa, thậm chí có người qua 30 răng khôn mới xuất hiện. Theo thống kê của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kì, khoảng 85% các trường hợp sẽ phải nhổ bỏ răng khôn để tránh biến chứng mà biến chứng dễ biết nhất là nguy cơ làm nguy hại đến cấu trúc hàm và sức khỏe răng miệng nói chung.

Gần như tất cả mọi người, trong suốt quãng đời của mình sẽ phải trải qua cảm giác mọc răng khôn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào chúng cũng làm khổ khổ chủ. Thực tế, chỉ có khoảng 30% số ca trong độ tuổi trưởng thành kể trên có răng khôn mọc thẳng hoặc không mọc, các trường hợp còn lại là răng mọc lệch, đâm vào răng số 7 bên cạnh, mọc ngầm kẹt dưới lớp nướu.

Lưu ý những trường hợp không thể nhổ răng khôn

+ Không phải tất cả răng khôn cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể được giữ lại miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách hiệu quả.

+ Bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu…


+ Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh… mà không thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện.

Khi không thấy răng khôn mọc hoặc răng khôn mọc muộn, bạn có thể trực tiếp đến trung tâm nha khoa và nhận sự hỗ trợ tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Với các trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc kẹt, bác sĩ sẽ có cách xử lý đúng đắn và kịp thời.

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget