Ra nhiều mồ hôi là bệnh gì?

Đổ mồ hôi là phản ứng bình thường giúp cơ thể giảm nhiệt khi nhiệt độ cao, tuy nhiên đổ mồ hôi quá nhiều có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ra nhiều mồ hôi là bệnh gì?

Béo phì
Với những người đang thừa cân, béo phì dễ bị đổ mồ hôi hơn những người khác. Quá trình ra mồ hôi có thể liên quan đến các dây thần kinh. Vì vậy, để khắc phục tình trạng ra mồ hôi nhiều, những người đang thừa cân nặng cần có chế độ ăn uống, luyện tập khoa học giúp giảm cân lành mạnh và thích hơp.

Hạ đường huyết
Hạ đường huyết thường gặp ở những người bị tiểu đường mạn tính (do phản ứng phụ của thuốc gây tụt đường huyết quá mức), người thường xuyên bỏ bữa. Khi chúng ta bỏ bữa, lượng đường trong máu thấp đã kích thích hệ giao cảm bài tiết adrenaline (hormon gây co mạch, tăng nhịp tim), hậu quả là mồ hôi vã ra liên tục.

Chẩn đoán để xác định lượng đường trong máu không khó, chỉ cần đến xét nghiệm ở bệnh viện và phòng khám uy tín. Khi bị tụt đường huyết, bạn có thể ngậm một chiếc kẹo có đường. Tuy nhiên, bạn tránh ăn sô cô la vì chất béo trong sô cô la làm giảm hấp thu glucose của tế bào, vì vậy sẽ mất nhiều thời gian để bạn cảm thấy khỏe hơn.

Ra nhiều mồ hôi là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng lên hệ thần kinh tự chủ, làm rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi. Ở những bệnh nhân bị tiểu đường, mồ hôi ra rất nhiều ở phần thân trên, đặc biệt sau khi ăn xong. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không hề bị ra mồ hôi hoặc ra rất ít, thậm chí là bị tắc tuyến mồ hôi.

Vì vậy, kiểm soát tốt đường huyết và điều trị kịp thời bệnh lý này cùng chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng ra mồ hôi nhiều.

Vấn đề tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp cũng khiến mồ hôi chảy liên tục so với những người khác. Bởi nhiều hormone tuyền giáp được sản xuất sẽ kích thích tuyến mồ hôi, khiến mồ hôi vị ra nhiều hơn.

Suy giảm hormone sinh lý
Với phái mạnh khi xảy ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt vào ban đêm dù cả khi đang ở môi trường nhiệt độ bình thường có thể do mức testosterone thấp. Khi nồng độ testosterone thấp, vùng dưới đồi – một khu vực trong não điều khiển nhiều chức năng bao gồm cả nhiệt độ cơ thể và huyết áp – nhận được tín hiệu sai thông báo rằng cơ thể quá nóng, đòi hỏi cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi để giảm nhiệt.

Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm ở phụ nữ là một dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh. Tình trạng này có thể nhiều hơn ở giai đoạn trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt vì đây là thời điểm nồng độ estrogen ở mức thấp nhất.

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm
Nguyên nhân hiện tượng này là do dùng thuốc trầm cảm làm tăng mức độ của kích thích tố căng thẳng như noradrenaline, dẫn đến đổ mồ hôi quá mức. Các thuốc khác cũng gây đổ mồ hôi bao gồm các loại thuốc huyết áp, thuốc chữa bệnh khô miệng, thuốc cảm lạnh và cúm có chứa ephedrine, viên sắt và thuốc kháng sinh. Việc dừng sử dụng thuốc giảm đau có thể gây ra đổ mồ hôi.

Đối với người mắc bệnh trầm cảm, nên thư giãn hoặc tập thể dục để giảm căng thẳng. Nên hạn chế uống caffeine vì chúng làm tăng huyết áp và nhịp tim tăng nhanh, do đó có thể làm tăng tiết mồ hôi.

Đau tim
Ra nhiều mồ hôi kèm theo biểu hiện mệt mỏi có thể là những dấu hiệu thông báo về một cơn đau tim, nhồi máu cơ tim. Các triệu chứng cụ thể như: đau tức ngực, đổ mồ hôi nhiều, mệt mỏi, khó thở…Vì vậy,nếu bạn có những triệu chứng đáng nghi này cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức.

>>Tư vấn về làm đẹp: cách giảm béo bụng

Bài viết được trích nguồn tại: http://suckhoechomoinha.org
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
Tg: Ngavvt

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget